Tin tức nổi bật
-
TP. Hồ Chí Minh: Tiết kiệm điện trung bình mỗi ngày được gần 1,14 triệu kWh
-
TP.HCM: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh Tay chân miệng và Sốt xuất huyết
-
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG, NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI 05/6 VÀ NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI 08/6 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH NĂM 2023
-
DANH SÁCH NHẬN HỒ SƠ CẤP PHÉP XÂY DỰNG TUẦN 1 THÁNG 06-2023
-
DANH SÁCH NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP PHỤ LỤC GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TUẦN 1 THÁNG 06-2023
-
DANH SÁCH CẤP MỚI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NĂM 2023 (TỪ NGÀY 26/05/2023 ĐẾN NGÀY 01/06/2023)
-
LỊCH LÀM VIỆC CỦA BAN THƯỜNG VỤ QU và THƯỜNG TRỰC UBND QUẬN TÂN BÌNH Tuần 23, năm 2023 (từ ngày 05/6/2023 đến ngày 11/6/2023)
-
COVID-19 đủ điều kiện chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
-
Thông điệp phòng chống, bệnh Tay chân miệng
-
Thông báo triển khai bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ từ 6-35 tháng tuổi
Danh mục
- Ban tuyên giáo
- Doanh nghiệp
- Tin tức
- An ninh trật tự
- Ban quản lý đầu tư xây dựng
- Các dự án đầu tư xây dựng
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Chi cục thuế
- Dân tộc
- Du lịch
- Giáo dục đào tạo
- Hội nghị
- Kinh tế
- Lịch công tác
- Lao động - giảm nghèo bền vững
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng, chống tham nhũng
- Quản lý đô thị và môi trường
- Thông tin hoạt động 15 phường
- Tiếp cận thông tin
- Tin khác
- Tuyển dụng
- Tài chính
- Văn hóa thông tin
- Y tế
- Giải quyết kiến nghị cử tri
- Văn bản
- Thông tin báo chí
- Quy hoạch và phát triển
- An toàn vệ sinh thực phẩm - Vệ sinh môi trường
HỎI ĐÁP VỀ BỆNH CÚM A/H5N1
(Tài liệu dành cho người chăn nuôi)
1. Cúm gia cầm có lây sang người hay không?
Bệnh Cúm gia cầm xảy ra trên gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim nuôi, chim hoang dã và một số trường hợp có thể lây từ gia cầm sang người.
2. Vi-rút Cúm gia cầm có ở đâu?
Vi-rút có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của động vật mắc bệnh, có nhiều trong phân, dịch tiết như nước mũi và nước bọt của con vật mắc bệnh.
3. Vi-rút Cúm gia cầm có thể tồn tại trong bao lâu?
Vi-rút thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm thấp và trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Vi-rút có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh.
4. Bệnh Cúm gia cầm nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thường tiến triển nhanh, lây lan rộng, tỷ lệ chết cao trên gà. Đặc biệt, bệnh có thể lây từ gia cầm sang người.
5. Các dấu hiệu nào để nhận biết gia cầm mắc bệnh?
Các dấu hiệu nhận biết gia cầm mắc bệnh gồm: Bỏ ăn, tụ lại một chỗ; Sưng, viêm mí mắt; Chảy dịch nhờn; Xuất huyết chân; Dấu hiệu thần kinh, liệt chân; Chết đột ngột.
Lưu ý: Vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường.
6. Tôi có thể xét nghiệm phát hiện mầm bệnh cho gia cầm ở đâu tại TP Hồ Chí Minh?
Phòng thử nghiệm nông nghiệp được công nhận xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm trên động vật bao gồm:
- Trạm Chẩn đoán xét Nghiệm và Điều trị bệnh động vật, Trực Thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.Hồ Chí Minh. (Địa Chỉ: 128 Trần Quý, Phường 6, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 38551 258).
- Chi cục Thú y Vùng VI. (Địa Chỉ: 521/1 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Điện Thoại: 028. 38118 302)
7. Người tiếp xúc với gia cầm bị bệnh cần làm gì?
Những người có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm trong khu dịch cần thực hiện tốt phòng hộ cá nhân hàng ngày, đặc biệt phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
8. Tại khu vực phát hiện ổ dịch Cúm gia cầm cần làm gì?
Dùng thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi như Chloramin B hoặc các chất khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
9. Đối với gia cầm bị bệnh cần xử lý như thế nào?
Thông báo kịp thời cho chính quyền, cơ quan thú y và y tế để kịp thời xử lý gia cầm bị bệnh bằng 02 biện pháp chôn hoặc đốt.
- Đốt: Đào hố, đốt dưới hố với củi, rơm rạ hoặc dầu, sau đó lấp đất lại hoặc đốt bằng lò đốt chuyên dụng.
- Chôn: Đào hố sâu, rộng tuỳ thuộc vào số lượng gia cầm nhiều hay ít, lớp đất trên yêu cầu tối thiểu cách mặt đất 1m, đáy và thành hố được lót bằng ni lông chống thấm, số gia cầm chôn phải đựng trong bao, bên trong có hoá chất khử trùng.
Việc chôn, đốt phải đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Những người thực hiện việc tiêu huỷ gia cầm phải có trang bị bảo hộ phòng lây nhiễm.
10. Các trại chăn nuôi, các chuồng gia cầm gần ổ dịch phải làm gì?
- Không được chăn thả tự do và phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như: cách ly chuồng trại bằng tường hoặc hàng rào, lưới bảo vệ nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ các loài khác xâm nhập.
- Hạn chế đến mức tối đa việc đi lại trong chuồng nuôi.
- Các phương tiện, dụng cụ chăn nuôi nên riêng biệt và vệ sinh tiêu độc sau khi sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc sát khuẩn định kỳ 1-3 lần/tuần tuỳ theo mức độ và tính chất nguy cơ của dịch bệnh. Những người vào khu chăn nuôi phải thực hiện biện pháp khử trùng trước và sau khi ra vào chuồng nuôi.
11. Những biện pháp nào giúp phòng bệnh Cúm gia cầm cho người chăn nuôi?
- Người kinh doanh, chủ buôn bán gia cầm, phụ phẩm gia cầm cần có nguồn gốc xuất xứ đã qua kiểm dịch.
- Không nuôi chung gia cầm, heo, bò sữa vì nguy cơ biến chủng vi-rút Cúm gia cầm
- Không tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết kể cả chất thải (phân, chất độn chuồng, dịch tiết gia cầm, ...) có mầm bệnh. Không giết mổ, ăn thịt gia cầm bệnh, chết.
- Khi phát hiện xác gia cầm chết cần báo ngay với chính quyền, cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo:
[1] Thông tư số 07 /2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
[2] Tài liệu phòng, chống dịch cúm gia cầm, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh.
Hoài Thương, Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM