Tin tức nổi bật
-
QUẬN TÂN BÌNH: TỔ CHỨC HỘI THI “TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ” NĂM 2023
-
QUẬN TÂN BÌNH: PHỐI HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC LỚP “BỒI DƯỠNG BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT NHẢY HIỆN ĐẠI” NÂNG CAO (BREAKING VÀ HIPHOP)
-
THĂM TẶNG QUÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 12 NHÂN DỊP LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2023 ( LỊCH PHẬT 2567 - 2023)
-
PHƯỜNG 12 TỔ CHỨC KHAI MẠC HÈ VÀ PHÁT ĐỘNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2023
-
Hội nghị truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về An toàn vệ sinh lao động cho người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn quận
-
PHƯỜNG 10 TỔ CHỨC LỄ KHAI MẠC HÈ NĂM 2023 VỚI CHỦ ĐỀ “EM YÊU THÀNH PHỐ CỦA EM”
-
HỘI CỰU CHIẾN BINH PHƯỜNG 10 TỔ CHỨC SƠ KẾT 02 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN 01-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KẾT HỢP VỀ NGUỒN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HCM
-
PHƯỜNG 3: HỘI NGHỊ NHÂN DÂN THÁNG 5 NĂM 2023 CHUYÊN ĐỀ: "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ, ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI"
-
PHƯỜNG 10 QUẬN TÂN BÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT 02 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 01-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ; BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG THỰC HIỆN KẾT LUẬN 01-KL/TW, GIAI ĐOẠN 2022-2023; PHÁT ĐỘNG CÔNG TRÌNH THI ĐUA CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025); TỔ CHỨC HỘI THI VĂN NGHỆ “BÁC HỒ MỘT TÌNH YÊU BAO LA”; TUYÊN DƯƠNG GƯƠNG THANH NIÊN TIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC
-
PHƯỜNG 13 TẬP HUẤN, HƯỚNG DẪN VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
Danh mục
- Ban tuyên giáo
- Doanh nghiệp
- Tin tức
- An ninh trật tự
- Ban quản lý đầu tư xây dựng
- Các dự án đầu tư xây dựng
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Chi cục thuế
- Dân tộc
- Du lịch
- Giáo dục đào tạo
- Hội nghị
- Kinh tế
- Lịch công tác
- Lao động - giảm nghèo bền vững
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng, chống tham nhũng
- Quản lý đô thị và môi trường
- Thông tin hoạt động 15 phường
- Tiếp cận thông tin
- Tin khác
- Tuyển dụng
- Tài chính
- Văn hóa thông tin
- Y tế
- Giải quyết kiến nghị cử tri
- Văn bản
- Thông tin báo chí
- Quy hoạch và phát triển
- An toàn vệ sinh thực phẩm - Vệ sinh môi trường
Các phương pháp xác định mức độ khuyết tật
Các dạng tật và mức độ khuyết tật được quy định thế nào? Để xác định mức độ khuyết tật của một người, thì Hội đồng xác định thực hiện bằng các phương pháp gì?
1. Các dạng tật và mức độ khuyết tật
1.1. Các dạng tật
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 (được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP), các dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.
1.2. Mức độ khuyết tật
Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 (được hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP), thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định trên.
2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật
Các phương pháp xác định mức độ khuyết tật được quy định như sau:
(1) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định dạng tật, mức độ khuyết tật và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật.
Trừ trường hợp quy định tại mục (2), (3).
(2) Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật 2010, cụ thể như sau:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
(3) Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012 thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
(4) Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày 01/6/2012 kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại mục (1).
(Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)
3. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật
Thủ tục xác định mức độ khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Người khuyết tật 2010, cụ thể như sau:
- Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
4. Giấy xác nhận khuyết tật
Theo Điều 19 Luật Người khuyết tật 2010, giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:
- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
- Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
- Dạng khuyết tật;
- Mức độ khuyết tật.
Khi đó, giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.
5. Xác định lại mức độ khuyết tật
Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại mục 3, 4.
(Điều 20 Luật Người khuyết tật 2010)
Nguồn: Thư viện pháp luật