Tin tức nổi bật
-
Hội nghị Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật trên địa bàn quận Tân Bình năm 2023
-
Tuyên truyền đề cao cảnh giác với Hoạt động mua, bán, lưu hành SIM rác
-
Tuyên truyền vận động Nhân dân cảnh giác với thủ đoạn gọi điện thoại thông báo người thân, học sinh bị tai nạn cần tiền cấp cứu
-
NHÂN DÂN PHƯỜNG 6, PHƯỜNG 7, PHƯỜNG 8, PHƯỜNG 9, PHƯỜNG 10 TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY CHẠY OLYMPIC "VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG" NĂM 2023
-
PHƯỜNG 1: TỔ CHỨC HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO ĐỢT 1 NĂM 2023
-
PHƯỜNG 13 SÔI NỔI PHÁT ĐỘNG NGÀY CHẠY OLYMPIC VÌ SỨC KHỎE TOÀN DÂN NĂM 2023
-
Ủy ban nhân dân phường 9 phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Phường và các ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân khu phố 4, 5 tổ chức tuyên truyền xây dựng khu dân cư xanh, sạch đẹp
-
PHƯỜNG 14: HỘI NGHỊ NHÂN DÂN “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 06/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ”
-
PHƯỜNG 2 RA QUÂN DỌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, XÓA BỎ CÁC TỤ ĐIỂM DÁN QUẢNG CÁO LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY “TÍN DỤNG ĐEN”
-
PHƯỜNG 10 QUẬN TÂN BÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN, BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỘNG ĐỒNG CỦA PHƯỜNG NHIỆM KỲ NĂM 2020-2022; RA MẮT BAN THANH TRA NHÂN DÂN NHIỆM KỲ 2022-2024 VÀ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỘNG ĐỒNG NĂM 2021, 2022
Danh mục
- Ban tuyên giáo
- Doanh nghiệp
- Tin tức
- An ninh trật tự
- Ban quản lý đầu tư xây dựng
- Các dự án đầu tư xây dựng
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Chi cục thuế
- Dân tộc
- Kinh tế
- Lịch công tác
- Lao động - giảm nghèo bền vững
- Giáo dục đào tạo
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng, chống tham nhũng
- Quản lý đô thị và môi trường
- Văn hóa thông tin
- Tuyển dụng
- Thông tin hoạt động 15 phường
- Thông tin tuyên truyền
- Y tế
- Giải quyết kiến nghị cử tri
- Văn bản
- Thông tin báo chí
- Quy hoạch và phát triển
- An toàn vệ sinh thực phẩm - Vệ sinh môi trường
TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI, MẠNG VIỄN THÔNG
THÔNG TIN VỀ TỘI PHẠM LỪA ĐẢO
TRÊN MẠNG XÃ HỘI, MẠNG VIỄN THÔNG
Hiện nay các đối tượng xấu lợi dụng những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trên mạng xã hội, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội, mạng viễn thông liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư,… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng xấu chính là tiền.
Tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính là giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên mạng xã hội, mạng viễn thông, cụ thể:
Nhóm 1 - Giả mạo thương hiệu, gồm:
- Giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức, như: Cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán… để gửi tin nhắn SMS lừa đảo cho nạn nhân.
- Giả mạo các trang web/blog chính thống để tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.
Nhóm 2 - Chiếm đoạt tài khoản, gồm:
- Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội, như: Zalo, Facebook, Tiktok… để gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…
- Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi qua các thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo… Nạn nhân sẽ biến thành con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.
Nhóm 3- Các hình thức kết hợp, gồm:
- Sử dụng số điện thoại trong nước, nước ngoài, giả danh cơ quan công an, nhà mạng viễn thông… để gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.
- Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề biết.
- Giả mạo các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.
- Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu views, câu likes và sau đấy lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp…
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm).
- Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư.
- Lợi dụng lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.
- Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại. Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng.
- Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.
- Thủ đoạn nâng cấp lên sim 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.
- Giả mạo email của ngân hàng, cơ quan, tổ chức có uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.
- Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để bảo vệ người dân trước vấn nạn lừa đảo trên mạng xã hội, mạng viễn thông, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân.
Đề nghị người dân cần cảnh giác, khi phát hiện các hoạt động nêu trên trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết./.
Nguồn: Cục Thông tin cơ sở.