Câu hỏi thường gặpTrả lời cho các vấn đề Người dân, Doanh nghiệp và tổ chức gặp phải khi sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến

Lợi ích của việc đăng ký hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến?

Thời gian qua, việc ứng dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Sử dụng DVCTT giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch; tăng tính công khai, minh mạch của TTHC; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ TTHC... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, việc gửi hồ sơ qua DVCTT giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây, muốn đăng ký TTHC phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước nhận phiếu theo thứ tự, chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Nay, với phương thức DVCTT mức độ 4, mọi việc liên quan đến TTHC, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ. Vì vậy, khi tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 các tổ chức, cá nhân đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm …

Làm sao để biết được thông tin kết quả xử lý hồ sơ của mình?

Tra cứu kết quả hồ sơ, tra cứu bằng số biên nhận và mã hồ sơ

Dịch vụ công trực tuyến là gì? có mấy mức dịch vụ công?

Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Tại Điều 3, Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ quy định các mức độ dịch vụ công trực tuyến của cơ quan hành chính nhà nước cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, gồm 4 mức: Mức độ 1: Là dịch vụ công trực tuyến đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ. Mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ Mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người sử dụng Các cơ quan, đơn vị khi đăng tải dịch vụ công trực tuyến cần xem xét các điều kiện và khả năng cung cấp dịch vụ để xác định mức độ dịch vụ công trực tuyến đạt được để công bố.

 

Cổng thông tin điện tử                          

UBND Quận Tân Bình                      

Thành phố Hồ Chí Minh                          

  Địa chỉ: 387A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM                                     
  Hotline: (028) 5434 1501   Fax: (028) 5434 1510                                      

   Email: tanbinh@tphcm.gov.vn                                     

©2021 - Bản quyền nội dung thuộc UBND Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh