Tin tức nổi bật
-
Vi rút Nipah nguy hiểm như thế nào?
-
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, làm gì khi nghi ngờ mắc?
-
Người đơn thân có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
-
Tân Bình tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư năm 2023
-
Sốt xuất huyết và những câu chuyện chưa kể …
-
Thư mời chào giá V/v cung cấp chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm năm 2024
-
Phường 5 tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Phòng cháy chữa cháy, xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, kỹ năng phòng chống cháy nổ
-
Hội nghị “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11" với chủ đề “Tuổi trẻ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Tân Bình nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử năm 2023"
-
Phổ biến giáo dục, pháp luật tháng 10 năm 2023
-
HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG TÁC HỘI LUẬT GIA QUÝ 3/2023 KẾT HỢP KHEN THƯỞNG HỘI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT NĂM 2023
Danh mục
- Ban tuyên giáo
- Doanh nghiệp
- Tin tức
- An ninh trật tự
- Ban quản lý đầu tư xây dựng
- Các dự án đầu tư xây dựng
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Chi cục thuế
- Dân tộc
- Du lịch
- Giáo dục đào tạo
- Hội nghị
- Kinh tế
- Lao động - giảm nghèo bền vững
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng, chống tham nhũng
- Quản lý đô thị và môi trường
- Thông tin hoạt động 15 phường
- Tiếp cận thông tin
- Tin khác
- Tuyển dụng
- Văn hóa thông tin
- Y tế
- Giải quyết kiến nghị cử tri
- Văn bản
- Thông tin báo chí
- Quy hoạch và phát triển
- An toàn vệ sinh thực phẩm - Vệ sinh môi trường
- Phổ biến, hướng dẫn pháp luật
- Thủ tục hành chính
- Công khai
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHỊ ĐỊNH 59/2019/NĐ-CP NGÀY 01/7/2019 VỀ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
Nghị định 59/2019/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định) quy định chi tiết các điều, khoản của Luật Phòng, chống tham nhũng cụ thể như sau:
- Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình;
- Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng;
- Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng;
- Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích;
- Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương;
- Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;
- Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
- Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
- Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
- Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức;
- Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;
- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.
Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định.
Nghị định quy định rõ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật với các hình thức: khiển trách; cảnh cáo; cách chức.
Điểm đáng chú ý trong Nghị định là quy định cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó và cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, ghi nhận tại Khoản 2, 3 Điều 83.
Nghị định 59/2019/NĐ-CP được ban hành góp phần nâng cao lòng tin của cán bộ, nhân dân vào bộ máy Nhà nước, thu hút được người tài vào các cơ quan, đơn vị, tạo sự gắn kết, phối hợp trong công tác; nâng cao hiệu quả của việc phòng, chống tham nhũng./.